Chiến tranh thương mi

M & Trung Quc,

Vit Nam hưng li

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

Image result for hi`nh ảnh chiến tranh thương mại

 

 

        Khi ứng cử Tổng Thống, Donald Trump cáo buộc Trung Quốc buôn bán thương mại không công bằng. Quan điểm đó không thay đổi khi Trump đắc cử. Chính quyền Trump khẳng định -với nhiều nhà phân tích có quan điểm độc lập đồng ư-  Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn như ăn cắp sở hữu trí tuệ, xâm nhập hacking vào computer của công-ty Hoa Kỳ ăn cắp bí mật thương mại, bắt các hăng xưởng ngoại quốc phải tiết lộ kỹ thuật nếu muốn buôn bán với Trung Quốc, trợ cấp cho các công ty Trung Quốc để giá cả của họ bán thấp hơn các công ty nước ngoài, thu hút người mua.

 

        Những thủ đoạn này đóng góp một phần vào sự chênh lệch xuất/nhập cảng quá lớn lao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Năm ngoái 2018, Trung Quốc xuất cảng qua Mỹ hàng hóa trị giá 539 tỷ dollars trong khi Mỹ xuất cảng qua Trung Quốc chỉ có 120.3 tỷ dollars. Số thâm hụt Mỹ nhập cảng nhiều hơn xuất cảng qua Trung Quốc là 418.7 tỷ dollars. So với tổng số thâm hụt 621 tỷ dollars Mỹ nhập cảng nhiều hơn xuất cảng với cả thế giới, số tiền thâm hụt chỉ với Trung Quốc thôi đă là 66% của tổng số.

 

        Tháng 7 năm ngoái 2018, Trump bắt đầu chiến tranh thương mại, đánh thuế trên 34 tỷ dollars hàng hóa Trung Quốc. Cho đến nay gần một năm sau, Trump đă đánh thuế 25% trên 250 tỷ dollars hàng hóa Trung Quốc, và Trung Quốc trả đũa đánh thuế trên 110 tỷ hàng hóa Mỹ.

 

        Tôi không thích Trump, nhưng đồng ư và hoan hô Trump dám quyết liệt mở chiến tranh thương mại với Trung Cộng trong khi bao nhiêu Tổng Thống Mỹ từ xưa đến nay chỉ nói nhưng không làm v́ họ sợ là nếu có chiến tranh thương mại th́ nhiều hăng xưởng và công nhân Mỹ sẽ bị thất nghiệp, kinh tế suy thoái, dân tức giận không bầu phiếu cho họ.  

 

        Trung Cộng bây giờ không phải là Trung Quốc của Khổng Tử, của Lăo Tử ngày xưa, nơi sĩ khí quân tử là đầu. Trung Cộng bây giờ là nước hèn mọn ăn cắp sở hữu trí tuệ của người khác, dùng thủ đoạn bất chánh để mang lợi về phần ḿnh. Mỹ trả đũa là có lư v́ Trung Quốc bán cho Mỹ nhiều nhất, và Mỹ là cường quốc có khả năng chịu đựng ảnh hưởng bất lợi về kinh tế lúc chiến tranh sơ khởi.

 

        Không nói đến những hàng hóa đắt tiền Trung Quốc ăn cắp làm giả món hàng như iPhone của Apple, ngay cả xe hơi của ngoại quốc cũng bị Trung Cộng ăn cắp kiểu làm không khác một tí nào.

 

Tiệm Apple giả ở Trung Quốc. Ảnh businessinsider.com.au

 

Hàng trên là xe Trung Quốc ăn cắp kiểu của xe ngoại quốc hàng dưới. Ảnh Youtube

 

        Năm 1995 lần đầu tiên về Việt Nam, tôi thấy xe gắn máy của Trung Quốc bắt chước xe Honda của Nhật hầu như là 100%, ngay cả tên hiệu: thay v́ Honda của Nhật th́ hiệu xe của Tầu là Hongda, thêm chữ G. Chủ nhân và gia đ́nh của công ty này, Yin Mingshan (Lifan group), có tài sản trị giá 1.3 tỷ dollars theo ước lượng năm 2014. Giầu có bằng dùng thủ đoạn không liêm khiết! Do đó Mỹ phải trả đũa, không nên chần chờ thêm một giây phút.

 

Xe Hongda của Trung Cộng. Ảnh Internet

 

        (Tôi xin nêu ra một điểm là tùy theo trường hợp, không phải tăng thuế nhập cảng là có lợi cho quốc gia v́ đôi lúc có hại. Thí dụ như Mỹ tăng thuế sắt thép 25% từ Trung Quốc. Hăng xưởng Mỹ dùng sắt thép để chế tạo xe hơi, chẳng hạn. V́ hăng Mỹ bây giờ phải trả thêm 25% cho sắt thép từ Trung quốc, họ phải bắt buộc tăng giá xe hơi. Trái lại, giá sắt thép Âu Châu nhập cảng từ Trung Quốc vẫn không tăng nên Âu Châu không tăng giá xe. V́ thuế nhập cảng, bây giờ giá xe Mỹ đắt hơn xe Âu Châu nên khách hàng mua xe Âu Châu thay v́ xe Mỹ. Không bán được xe, hăng Mỹ sẽ phải sa thải nhân công, bất lợi cho kinh tế).

 

        Việt Nam là quốc gia hưởng lợi trong trận chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. V́ t́nh trạng phập phồng không cố định, nhiều công ty đă và đang hoạch định di chuyển hăng xưởng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ba lư do thiết lập hăng xưởng ở Việt Nam có lợi: nhân công đông đúc, lương bổng rẻ, t́nh trạng chính trị ổn định. Năm 2018, số tiền đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam (Foreign Direct Investment, FDI) là một con số khổng lồ: 35.88 tỷ dollars.

       

        Tháng 10 năm ngoái, Giám đốc Điều hành Jiang Bin của hăng GoerTek sản xuất airpods của Apple, cơ xưởng ở Shandong, China, loan báo là GoerTek sẽ di chuyển hăng về Việt Nam, viện lẽ chiến tranh thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ. Chẳng những không sợ bị xáo trộn sản xuất ở Việt Nam, lương bổng GoerTek trả cho nhân viên Việt sẽ rẻ hơn: lương tháng trung b́nh của công nhân Việt Nam chỉ từ 2.76 triệu đồng cho đến 3.98 triệu đồng Việt Nam ($120 đến $170 US dollars), trong khi lương tháng của công nhân Trung Quốc đắt hơn,  từ 2,200 yuan đến 2,240 yuan ($315 đến $350 US dollars).   

 

        Hăng giầy Brooks Running (tỷ phú Warren Buffet làm chủ) không muốn đợi kết quả chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đă quyết định di chuyển xưởng làm giầy sang Việt Nam trước cuối năm nay. Trung Quốc sẽ mất đi 8000 công ăn việc làm. Việt Nam có cơ hội mướn người mới.

 

Xưởng Samsung ở Thái Nguyên, 30 miles-50 km phía Bắc Hà Nội. Ảnh Internet

 

Hăng may Ando International ở Sài-G̣n. Ảnh của ILO in Asia and the Pacific

 

 

Hăng làm xe Peugeot và các hiệu xe đắt tiền khác ở Quảng Nam. Ảnh Internet

 

        Sự cường thịnh kinh tế của Việt Nam nhờ chiến tranh thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ tạo ra một kết quả mà người Việt tỵ nạn sống ở hải ngoại chắc chắn không hài ḷng, bấm bụng hát bài "Ṿng hoa yêu thương" ca sĩ Hùng Cường hát: "Em ơi em ơi đừng mơ chuyện hăo huyền...": chính thể Cộng Sản sẽ không bao giờ thay đổi tại Việt Nam.

 

        Tính t́nh con người rất đơn giản. Nếu nghèo khó, túng quẫn, không có cơ hội kiếm sống mà c̣n bị dồn vào đường cùng, người ta sẽ vùng lên chống đối. Thế nhưng khi có cơm no áo ấm th́ rất ít người muốn thay đổi đời sống hay muốn chiến đấu cho bất công xă hội.

 

        Lịch sử kinh tế ảnh hưởng Cộng Sản Xô-Viết sụp đổ lẫn Cộng Sản Trung Quốc tân tiến phi thường là bài học để đời:

 

- Liên bang Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Xô-viết:

 

        Năm 1985, Khi Gorbachev lên làm Tổng Thống, kinh tế Xô-Viết xuống mức thảm hại v́ chính phủ điều hành sản xuất, tạo ra bao nhiêu hàng hóa dư thặng không cần dùng trong khi những thứ cần dùng th́ thiếu. Đă không có tiền nuôi dân mà Brezhnev lại bỏ tiền vào cuộc chạy đua trang bị vũ khí nguyên tử với Hoa Kỳ. GDP của Xô-Viết lúc bấy giờ là một trong những quốc gia thấp nhất thế giới. Để cứu văn t́nh h́nh, Gorbachev áp dụng hai chính sách:

 

        - Glanost (cởi mở): thúc đẩy chính quyền minh bạch. Giới hạn mức độ nhà nước kiểm duyệt, cho phép cơ quan truyền thông báo chí đăng tải tin tức xưa nay nhà nước che đậy, và cho phép các đảng phái không Cộng Sản tham dự bầu cử.

 

        - Perestroika (tái thiết lập) : là chương tŕnh cải cách phục hồi kinh tế suy sụp. Perestroika loại bỏ nhà nước độc quyền quản trị (hăng xưởng là quốc doanh, chính phủ điều hành), thay thế bằng sự kết hợp giữa tư bản và Cộng Sản, dùng cải cách của thị trường tự do. Người dân được phép mở doanh nghiệp tư nhân. Ngoại quốc được vào Xô-Viết mở liên doanh.

 

        Tuy rằng Gorbachev có ḷng cởi mở, xác nhận đường lối quản trị của Cộng Sản sai, giải quyết của ông đến quá ít, quá trễ: các quốc gia nhược tiểu của Liên bang Xô-Viết đứng lên giành lại tự do. Ngày 25 Tháng 12 năm 1991 ngay tại Kremlin, lá cờ chiếc búa và lưỡi liềm của Cộng Sản Xô-Viết bị kéo xuống, thay thế bằng cờ ba mầu của nước Nga.

 

        Kinh tế lụn bại, dân t́nh đói kém đă đưa Liên bang Cộng Ḥa Xô-Viết sụp đổ, hơn chục quốc gia Đông Âu giành lại tự do.

 

Mikhail Gorbachev, 1991. Ảnh Boris Yurchenko/AP Image

 

Mikhail Gorbachev, 2016. Ảnh Ivan Sekretarev/AP Image

 

- Cộng Sản Trung Quốc:    

       

        Chỉ trong 40 năm mà Trung Cộng từ một quốc gia nghèo khó mà nay trở thành cường quốc, một điều làm cả thế giới kinh ngạc. So sánh hai ảnh sau đây chụp năm 1978 và 13 Tháng 8 , 2010.

 

- Bắc Kinh 1978, toàn là xe đạp (Ảnh BBC.com):

 

- Kẹt xe ứ đọng nhất thế giới năm 2010 ở Quốc Lộ 110 (China National Highway 110 Traffic jam) hướng về Bắc Kinh, Trung Quốc, kéo dài hai tuần, xe nối đuôi 100 km (60 miles):

 

 

 

        Sự thành công tân tiến vượt bực của Trung Hoa nhờ một người vào cuối thập niên 1970, Đặng Tiểu B́nh, và bốn lư do sau đây:

 

        1. Đặng Tiểu B́nh quyết định mở rộng Trung Cộng giao dịch thương mại với nước ngoài. Để trấn an và bảo đảm quyền lợi đầu tư ngoại quốc không bị chính quyền Cộng Sản quốc hữu hóa, năm 1979, Trung Cộng ban hành luật bảo đảm hợp tác công bằng cổ phần liên doanh. Công ty ngoại quốc nhờ luật bảo đảm quyền lợi của ḿnh này mà thi nhau đầu tư vào Trung Cộng.

 

        2. Chính quyền ấn định thời hạn năm năm để giúp đỡ các công ty tân lập không bị thất bại, vừa tạo công ăn việc làm cho dân chúng, vừa mang vào lợi tức cho quốc gia.

 

        3. Lực lượng công nhân Trung Quốc nhiều hàng đầu thế giới. Năm 2017, ước lượng số công nhân Trung Quốc là 786 triệu người!

 

        4. Người Hoa ở ngoại quốc, đa số là ở Hoa Kỳ, gửi tiền đầu tư hay về lại Trung Quốc thiết lập cơ xưởng.

 

Đặng Tiểu B́nh và Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, 1979. Ảnh Schumacher, Karl H.

 

        Năm 1978, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ đứng hạng thứ nhất thế giới, 2,277 tỷ dollars, trong khi Trung Quốc đứng hạng thứ 10 với 147 tỷ dollars.

 

        40 năm sau, năm 2018, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ vẫn đứng hạng thứ nhất thế giới, 20,494 tỷ dollars, nhưng Trung Quốc bây giờ đă lên thứ nh́ thế giới, với 13,407 tỷ dollars. Nếu tính Cộng đồng chung Âu Châu (18,750 tỷ dollars) th́ Trung Quốc đứng thứ ba. 

 

        Cho dù sống trong một chính thể độc tài, với đồng lương vững chăi đủ nuôi gia đ́nh, phần đông dân chúng Trung Quốc hài ḷng với cuộc sống, không quấy rối chính quyền Cộng Sản.

 

        Đó cũng là h́nh ảnh của Việt Nam. Vào năm 1984, trước khi chính sách "đổi mới" mở rộng cửa cho ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam, GDP per capita  trung b́nh hàng năm của một người Việt Nam chỉ là  $250 US dollars, nghèo đói cùng cực. Năm 2018,  số tiền GDP per capita mỗi đầu người Việt Nam bây giờ là $2,551 US dollars.

 

        (Để so sánh, theo International Monetary Fund, GDP mỗi đầu người vào năm 2018:

 

        Luxemburg     $114,234 US dollars -nhiều nhất  

        Singapore       $ 64,041 US dollars

        Mỹ                  $ 62,606 US dollars

        Úc                   $ 56,352 US dollars

        Hong Kong     $ 48,517 US dollars

        Đức                        $ 48,264 US dollars

        Canada           $ 46,261 US dollars

        Pháp               $ 42,878 US dollars

        Anh                 $ 42,558 US dollars

        Nhật Bản         $ 39,306 US dollars

        Hàn Quốc       $ 31,346 US dollars

        Taiwan            $ 24,971 US dollars

        Nga                 $ 11,327 US dollars

        China             $   9,608 US dollars

        Thái Lan         $   7,187 US dollars

        Indonesia         $   3,871 US dollars

        Philippines      $   3,104 US dollars

        Lào                 $   2,720 US dollars

        Ai-Cập            $   2,573 US dollars

        Việt Nam         $   2,551 US dollars

        Cam-Bốt          $   1,509 US dollars

        Nam Sudan     $      303 US dollars -ít nhất )

 

        Hăng xưởng di chuyển sang Việt Nam v́ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tạo thêm công việc cho Việt Nam, thêm th́ giờ dân đi làm thay v́ ngồi chơi sơi nước, thêm lợi tức cho gia đ́nh. Dân chúng sẽ hài ḷng với đời sống, không suy nghĩ vẩn phản đối chế độ Cộng Sản đương thời.

 

        Lúc mới sang Mỹ tôi đoán hai điều sai bét: một là trong năm năm định cư tôi sẽ nói tiếng Anh như gió, hai là trong mười năm tôi sẽ trở về Việt Nam sống. Quên, ba điều chứ không phải hai: tôi đoán là sẽ lấy một cô gái ngoại quốc da trắng tóc vàng đẹp như Bạch Tuyết (hóa ra cô Mễ lẫn cô da đen chẳng ai thèm lấy tôi).

 

        Qua lịch sử kinh tế phồn thịnh của Trung Cộng và bây giờ chu tŕnh đó cũng bắt đầu ở Việt Nam, tôi chắc chắn ngày ngủm củ tỏi tôi sẽ được chở bằng limousine với vợ tôi mặc áo hai mảnh Victoria's Secret theo tiễn đưa tôi đến một phần đất yên tịnh nào gần freeway Los Angeles, chứ tôi sẽ không nằm trong xe vận tải như xe hoa ngày lễ Phật Đản sơn phết vàng mă rùng rợn, với vợ tôi khăn tang áo trắng luộm thuộm đưa tôi về nơi yên nghỉ vĩnh viễn ở Ngă Ba Chú Ía hay Nghĩa Trang Lăng Cha Cả.

    

Nguyễn Tài Ngọc

July 2019

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

Tài liệu tham khảo:

wikipedia 

https://www.bea.gov/news/blog/2019-03-06/2018-trade-gap-6210-billion

https://www.marketwatch.com/story/heres-all-the-stuff-the-us-imports-from-china-thats-causing-a-huge-trade-deficit-2018-03-23

https://en.wikipedia.org/wiki/Lifan_Group

http://en.classora.com/reports/t24369/ranking-of-the-worlds-richest-countries-by-gdp?edition=1978

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(nominal)_per_capita